Vệ sinh cho bé lứa tuổi mầm non như thế nào???

1:06 AM |

Cha mẹ có theo dõi các con vệ sinh cá nhân không?

Đối với trẻ lứa tuổi mầm non thì cô giáo mầm non sẽ hướng dẫn các con vệ sinh cá nhân như thế nào nhé ^^!
Cô giáo mầm non tương lai cũng như cha mẹ hãy cùng tham khảo những kỹ năng cơ bản cần thiết cho các con





Nguồn afamily

Tất tần tật những điều bạn cần biết về kiến ba khoang

6:54 PM |

1 Bạn có biết kiến ba khoang có hình dạng như thế nào không ?



Có thể bạn đã từng gặp kiến ba khoang nhưng vẫn cứ nghĩ đó là loại kiến bình thường...
Có thể bạn từng bị chúng đôt nhưng chỉ bị sưng tấy vài hôm...
Có thể vầ có thể bạn cũng không biết rõ chúng như nào và nguy hiểm ra sao nhưng hiện nay đã có nhiều người bị đốt và bị những biến chứng nguy hiểm nhất định...
Vậy tại sao lại không nên tìm hiểu chúng kỹ càng hơn một chút để tránh nhứng trường hợp đáng tiếc xảy ra...
Trước hết hay tìm hiểu hình dạng của chúng như thế nào nhé: Kiến ba khoang có cánh ngắn đến nửa thân, gồm 2 màu sắc cơ bản là đen và vàng, có 2 râu dài. Chúng thường xuất hiện vào mùa mưa và bay theo các công trùng hiếu sáng vào nhà.



2. Nhận diện vết đốt của kiến ba khoang



Nhiều bạn thường nhầm lẫn vết thương do kiến ba khoang đốt với bệnh zona thần kinh. Nhưng trên thực tế, vết thương do kiến ba khoang đốt bao gồm các dấu hiệu sau:
* Vết thương do kiến ba khoang đốt thường xuất hiện ở các vùng da hở như mặt, hai tay.
* Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám




3. Cách xử lý khi phát hiện kiến ba khoang



* Tuyệt đối không dùng tay di lên kiến bởi chất Pederin trong kiến ba khoang sẽ tiết ra gây tổn thương da.
* Thổi cho kiến ba khoang bay xuống đất rồi mới lấy giấy ăn hoặc dụng cụ xung quanh đó xử lý chúng.
* Đeo bao tay và hốt chúng ra thùng rác, tránh việc người trong gia đình của bạn không biết đi lại và giẫm vào nó




4. Xử lý khi bị kiến đốt, hoặc vô tình bị chất độc dính vào da



* Lấy nước sạch mát rửa chỗ kiến đốt rồi cho xà phòng rửa vào nhẹ. Bạn phải hết sức nhẹ nhàng nếu không sẽ làm trầy xước hoặc vỡ vết thương
* Nhanh chóng bôi hồ nước (có bán ở các hiệu thuốc) hoặc thuốc có thành phần Acyclovir.
* Những ngày sau đó, tùy vào mức độ bị kiến đốt bạn có thể sử dụng một số loại thuốc sau bên cạnh việc bôi hồ nước đều đặn.
* Nốt ban đỏ bị chuyển sang nốt mụn mủ, phồng rộp lên: Bạn nên dùng thêm mỡ Oxyde kẽm, mỡ kháng sinh để bôi lên da.
* Nếu vết đốt có dấu hiện lở loét, nhiễm khuẩn, bị rỉ mủ: Bạn bôi thêm dung dịch xanh metilen 1 % và để yên tâm bạn nên đến các cơ sở Y tế để khám và điều trị kịp thời.
* Mỗi ngày bạn nên bôi thuốc thành 2 lần, trước khi bôi bạn rửa sạch vết thương với nước muỗi loãng (có bán ở các hiệu thuốc).



5. Phòng tránh kiến ba khoang



* Vệ sinh phòng ở sạch sẽ, thoáng mát.
* Buổi tối nên tắt các bóng điện có ánh sáng xanh, tím (bóng điện huỳnh quang, bóng tuyp, bóng đèn neon) thay vào đó là bóng điện có ánh sáng đỏ, vàng (đèn dây tóc).
* Sử dụng bóng đèn sợi đốt thay cho đèn neon
* Trước khi đi ngủ, bạn nên kiểm tra kĩ giường gối, chăn chiếu. Trước khi mặc quần áo cần giũ sạch xem có kiến ba khoang hay không.






Trong những ngày qua, kiến ba khoang đang trở thành "ác mộng" ở nhiều địa phương trên cả nước, đặc biệt là tại TP.HCM.

HÃY CHUNG TAY CHIA SẺ để không còn xảy ra trường hợp đáng tiếc nào nhé mọi người (y)


 Nguồn sưu tầm







Con giỏi giang xinh đẹp hay không có phải do cha do mẹ không?

7:24 PM |

Ai ai cũng muốn con xinh đẹp khẻo mạnh thông minh phải không nhỉ?

Ngày xửa ngày xưa các ông bà ta đều nói rằng conn xinh đẹp giỏi giang hay không đều theo gen hết,, xấu mà muốn đẹp cũng khó. Nhưng hiện tại ngày nay rất nhiều các bé ra đời đều rất đáng yêu, xinh đẹp, khỏe mạnh và vô cùng thông minh. Vậy chất lượng gen đã tốt lên, đẹp lên hay cò nhiều yếu tố khác nữa.
Câu trả lời là cả hai mẹ nhé. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp để bé xinh đẹp ngay từ trong bụng mẹ, ngay khi sinh. Nhóc con của mẹ xin đưa ra một vài mẹo cho các mẹ thực hiện nhé. Cách làm thì có nhiều cánh nhưng còn phụ thuộc và cơ địa của bé. Dưới đây là một vài cách thông dụng và có hiệu quả với nhiều bé nên các mẹ tham khảo nhé:

Mẹo để bé có một đôi lông mày đẹp


– Nhựa lá trầu không sẽ giúp lông mày của bé cực đẹp và có nét


Muốn lông mày của con mọc dài và đậm gọn gàng và có dáng, các mẹ chú ý khi mới sinh con về và chưa đầy tháng các mẹ mua lá trầu không ngắt cái cuống lá cho nó ra nhựa sau đó bôi vẽ lên hình dáng lông mày. Lông mày sẽ mọc theo đường cong đó nên sẽ rất đẹp
– Ngoài ra các mẹ cũng có thể dùng cọ nhọ nồi vẽ hình lông mày cho con khi ở trong tháng. Tích cực vẽ mày bằng cỏ nhọ nồi cũng khiến nó đậm, gọn gàng nhanh dài và có hình cong như vẽ.


Mẹo cho bé có làn da trắng mịn hồng hào




Nếu mẹ nào muốn con mình có làn da trắng mịn hồng hào thì khi mẹ đc 5 tháng bầu thì thường xuyên uống nước dừa, con được 6 tháng tuổi các mẹ có thể cho con uống nước dừa. Ban đầu nếu con chưa quen các mẹ có thể cho con uống 2-3 thìa cà phê, cách một ngày lại uống một lần, rồi sau đó tăng dần cả về số lượng lẫn mật độ. Nước dừa nên uống vào ban ngày và chọn loại nước dừa tươi mới bổ ra khỏi quả, không nên cho bé uống nước dừa đã để ra ngoài quá 10 phút và tuyệt đối không uống nước dừa để tủ lạnh

Mẹo để bé có đường tiêu hóa tốt




– Để bé có một hệ tiêu hóa tốt các mẹ không thể bỏ qua món dạ dày om tiêu, một món ăn vừa bổ dưỡng lại giúp tiêu hóa tốt cho con.

– Khi mang thai ở tuần thứ 32-33 các mẹ hãy ăn món dạ dày lợn hấp tiêu hạt, món này giúp các mẹ khi sinh con ra không bị đi tướt khi mọc răng và con sẽ có một đường ruột tốt.Sau đây là cách làm món dạ dày om tiêu hạt:

– Nguyên liệu gồm có:
+ Dạ dày lợn 1 cái
+ Hạt tiêu sọ 100gr

Dạ dày làm sạch sau đó nhồi hạt tiêu vào trong khâu tạm lại để kín tiêu và tiêu không bị bung ra, sau đó cho vào hấp cái thuỷ khoảng 30 phút cho chín mềm.

Mẹo chữa bé bị rôm sảy

Khi bé bị rôm xảy, các mẹ lấy mướp đắng(khổ qua) hoặc lá kinh giới giã nhuyễn ra sau đó lấy nước đó tắm cho bé.
Một cách hiệu quả nữa là đun nước lá vối tắm cho trẻ trong lần đầu tiên vết rôm sảy mẩm ngứa, dị ứng được cải thiện rõ rệt rồi nhé.

Mẹo chữa cho bé đi tiêm phòng về không sốt

Sử dụng chén thuỷ tinh mà các ông và bố hay uống rượu hay cốc thuỷ tinh cũng đc, miễn là có độ phẳng để chạm đc vào vết thương. bạn đổ nước ấm vào sau đó lau khô đi, chén vẫn ấm chườm vào, nhớ lau khô nhé ko nếu còn nước dính vào vết tiêm thì sợ nhiễm trùng. Sau đó chườm nhẹ vào sát vết tiêm của bé

Mẹo để bé khi mọc răng không bị sốt


Các mẹ lấy giá đỗ với hẹ khua vào miệng bé lúc bé được 3 tháng 10 ngày, khi khua nhớ nói “răng mọc như giá, mọc răng không sốt” Cách làm này đã được ông bà ta áp dụng từ rất lâu rồi và rất hiệu quả.

Hi vọng với mẹo hay để nuôi con khỏe đẹp này các mẹ sẽ không còn lo lắng mỗi khi con mọc răng.

Mẹo chữa cảm cúm và hắt xì




Nếu bé cúm, hắt xì nhiều, nước mũi trắng trong thì các mẹ nên nướng tỏi cho bé ăn. Đối với bé sơ sinh thì các mẹ nên nướng chín tỏi, ép lấy nước và hòa lẫ với nước cho bé uống. Còn với các bé lớn thì nướng lấy 1 hay 2 tép nhỏ cho bé ăn trực tiếp. Tỏi chín sẽ thơm và ngọt không hề cay rất dễ ăn nên các mẹ cố gắng dụ bé cho bé ăn sẽ rất tốt cho sức khỏe của bé và hiệu quả trong việc trị cúm. Các mẹ hãy cùng ăn cùng con để tăng sức đề kháng cho mẹ và con nhé.


Mẹo chữa táo bón




Theo dân gian truyền lại thì khi bé bị táo bón các mẹ lấy một ngọn rau mồng tơi tước hết phần vỏ ngoài rồi từ từ, nhẹ nhàng đẩy vào hậu môn của bé, đưa đi đưa lại vài lần như vậy các mẹ sẽ thấy hiệu quả ngay


Sưu tầm

Những điều cần biết khi chăm sóc nhóc con của mẹ

8:50 PM |

Chăm sóc một đứa trẻ thật là khó khăn biết bao...
Làm như thế nào để có thể chăm sóc cho nhóc con, kích thích sự phát triển của nhóc con tốt nhất...
Các mẹ hãy cũng bổ sung kiến thức cho bản thân mình nhé...
Với những cô giáo mầm non làm việc ở trong trường tư thục thường là các cô giáo trẻ chỉ mới làm mẹ của cả 1 đàn con cũng cần hiểu thêm về các con để chăm sóc các con thật tốt nhé ^^!















Nguồn sưu tầm

Nhật ký nhảy mổ bằng phương pháp sinh mổ - Có làm bạn choáng không?

6:55 PM |
Nhiều mẹ còn băn khoăn giữ đẻ thường và đẻ mổ vì nghe nói đẻ mổ không đau chỉ có đẹp , chỉ có lợi chứ không có hại gì cả… Sau khi đọc xong nhật ký nhảy ổ bằng phương pháp mổ hãy nói lên suy nghĩ của mình bạn nhé


Nhật kí nhảy ổ 😂😂😂( bài văn sau đẻ mổ)






- Ngày 22/6/2016 đẹp giời sáng dậy lúc 7h30, chả hiểu sao thấy ướt quần từ mức độ ít đến mức độ ướt quần vắt ra nước. Đứng chổng mông gào bạn Ck hình như sắp đẻ rồi...bạn Ck đang ngủ lổm ngổm bò dậy chưa hiểu chuyện gì sảy ra...cầm đt gọi tứ tung mà ko ai nghe máy😂
- Hoảng hốt ra vớ ngay quả bỉm đóng vào, may gọi được bố Ck đang đi dạy bỏ học sinh phi cấp tốc về đưa lên viện. Khiếp bố đi phóng kiểu như 1 cơn gió chưa đầy 5 phút có mặt tại viện xong vẫn đứng ngoài xem tình hình đợi gọi điện bố mới về
- Lên đến viện vẫn váy hoa nhởn nhơ các kiểu xong mới đi thay bộ thời trang huyền thoại "fashion bà đẻ" đi khám xong ăn uống đến chiều mỗi cái bỉm noá phải nặng 1-1,5kg vì bị rỉ nước ối...xong đi như 1 bà còng vỉ bị treo cái bọc ở mông...😅
- Mỗi lần có y tá gọi đi khám là hoảng hồn...nằm bàn đẻ banh háng...1 bác sĩ cho 2 ngón tay chọc ngoáy dí ấn các kiểu....xong lại tiếp 2-3 bác sĩ nữa...xong tay còn lại vỗ vào bụng như đập trống...ối dời có mẹ nào mà sợ đi khám hơn đi đẻ như em không😭😭😭 1 buổi tối mà phải chục lần dí ấn đập trống như chơi dàn nhạc 🎧🎺🎷🎻🎤
- Sau khi khám uống vài viên thuốc và hai phát tiêm định mệnh giật tới não...phê phải biết...1 phát đâm vào bắp tay 1 phát vào bắp đùi...còn chưa dừng lại ở đó thêm phát đâm ven truyền dịch và băng dây chun ở bụng để đo cơn đau bằng máy...lúc đấy cảm giác giống kiểu mình bị lạc lên sao hỏa thí nghiệm ý ☺️
- Kết quả bạn baby quay đầu phải tràng hoa cuốn cổ ko quay xuống cứ nằm im như thế ko thèm ý kiến gì...kiểu nằm thế này nó mới lạ, noá mới thích😒 không thích đi qua ngã ba đâu thích đi đường tắt cơ...thôi xong cái ước mơ nhỏ nhoi đẻ thường của em...và thế là em di chuyển từ bàn đẻ thường leo lên xe lăn bác sĩ ủn em lên phòng mổ tầng ba....người đã buốt đâu quả xe lăn bon bon ko giảm xóc người ngồi mà nhảy lên nhảy xuống may không bay ra khỏi xe😌
- Lên phòng mổ...ánh đèn đẹp huy hoàng, bác sĩ y tá đồng phục bịt kín đẹp lắm,,,đi mổ là cũng phải đẹp😉 nhộn nhịp âm thanh loẻng xoẻng dao kéo kim tiêm các kiểu nghe vui tai lắm.nói thật cảm giác lúc đấy chả sợ mà chỉ thấy tò mò vì nghe đồn thổi kêu đẻ mổ ko đau đâu😩. 
- Bác sĩ mỗi người một việc...quây vải quanh bụng như 1 cái chuồng nhỏ...e nằm chả nhìn thấy gì😎 đau nhất là phát kim dẫn ống tiểu trọc thẳng vào âm đạo....nhọn hoắt và dài ối giời buốt tới đỉnh đầu...xong nằm co do như 1 em lợn xinh đẹp khom lưng nghiêng người và 2 phát thuốc gây tê dọc sống lưng....tiếp đó tiêm liên tục 4 phát các vị trí , cảm giác các cơ giật giật như nhảy
- Dần dần thuốc tê ngấm từ phần ức đổ xuống, cảm giác lúc này thì như trên mây êm ái vô cùng. Vừa mổ mấy bác sĩ vs anh y tá hỏi tuổi hỏi tên rồi chuyện trò cuồng nhiệt lắm xong...22h30 nghe thấy tiếng bạn ý được lôi ra khỏi bụng cất tiếng khóc là người mẹ như em cười luôn..xong xuôi chuyển cáng về giường nằm...ăn bao nhiêu lúc tối nôn hết bấy nhiêu vì tiêm thuốc tê...
- Thời gian đẹp đẽ nhất bắt đầu từ 2h sáng: thuốc tê hết, đau vết mổ day dứt, đau các vết tiêm truyền, đau dạ con, đau ngực như treo hai tảng đá khi sữa về...không cử động được mà cứ nằm rên âm ỉ...nào đau có đau 1 ngày mà đau tới 5 ngày và ngày hôm nay( ngày trốn viện về 😭) 
- Ngày đầu kim dẫn tiểu cắm âm đạo để truyền nước tiểu ra ngoài. Vì mổ xong cái buồn cười nhất là phải đánh rắm được thì mới được ăn. Ối giời ba ngày 2 đêm truyền dịch ko ăn uống gì, ko ngủ được mắt trợn nhìn cái trần nhà, đit điếc chỉ mong đánh được quả rắm thần thánh mà khó hơn len trời. Xong ngày nào cũng 8h30 sáng và 15h chiều tiếng lẻng xẻng của y tá đi thay băng vết mổ và tiêm truyền bệnh nhân.😅 nghe thấy là đã hãi. Người bắt đầu lên gân cốt để đối mặt như với kẻ thù.
- Đều như vắt chanh, ngày tiêm hai mũi, 2 chai dịch, xong rửa cồn thay băng vết mổ di di ấn ấn như tra tấn. Hôm nào được chị y tá xinh đẹp nhẹ nhàng thì như lông hồng. Hôm nào được chị y tá xinh ko kém nhưng mà tiêm thì trọc như lợn 2 phát vô đùi, truyền nước lấy ven thì xiên toàn phát đẹp luôn😩 ( tâm trạng chung của bệnh nhân nằm cùng phòng) hoảng hốt😱😱😱
- Cái khoản người ta bảo ăn là sung sướng ý bây giờ nó chả sướng tí nào...uống nhiều thì lo đái buốt tận óc ....mà ăn lắm thì táo bón dặn ko nổi vì đau....xong sữa tràn về ngực cứng lên đau giật giật xong ko thở nổi😿😿😿..nằm một chỗ không xong, đi cũng không xong. Đêm đến trăng thanh gió mát bạn Ck lên viện trông là lại dìu đi. váy áo trắng tóc xõa dũ dượi như hồn ma đi khom lưng từng bước trong hành lang bệnh viện.ai đi qua cũng phải trột dạ😂😂😂 Ck còn luôn mồm vk ơi sao vk hôi thế😒😒 bình thường là cho 1 cú đấy nhưng mà đang đau ko đủ sức đành cam chịu 👿 và thế là hôm nay được trốn viện về trốn luôn 2 mũi tiêm chọc thần thánh....
Các mẹ cứ thích đẻ mổ đi nhé vui lắm đấy....em là chỉ thích đẻ thường kiểu tử nhiên thôi à👍🏻👍🏻
P/s: Trải qua hai lần đẻ lại thêm 1 sự trải nghiệm nỗi đau của cuộc đời.....ông trời không ai lấy hết của bạn điều gì....đau lắm nhưng có bạn Ck bên cạnh nào cho vk ăn, cho vk tè rồi ị😂 (thô mà thật)
Thay băng vệ sinh cho vk, thay quần áo từ cái quần nhỏ đến cái áo to,đêm thức trông vk dìu vk đi từng bước, thấy vk đau lại nắm tay vk thật chặt, con khóc lại bế lại cho ăn, hôm nào cũng hỏi vk mai ăn gì để Ck nấu, hnao len cũng hỏi vk hết đau chưa😂😂 ...... 😊Mấy chị nằm cùng phòng toàn bảo em sướng thế được Ck chiều với chăm chút từng tí một😘( cũng thấy sướng)
Nỗi đau ấy để đổi lại 1 thiên thần đáng yêu thì đau bao nhiêu chả chịu được các mẹ nhỉ .....và để biết rằng khi bạn đau đớn nhất trong cuộc đời thì bạn sẽ biết ai tốt với bạn😍😍😍👏🏻👏🏻👏🏻 cám ơn Ck Nguyễn Trung Kiên.



Là một bà mẹ hãy dành điều tốt nhất cho nhóc con nhé ^^!. Cùng tìm hiểu 2 phương pháp sinh thường cà sinh mổ sẽ có ưu và nhược gì nhé:

Ưu nhược điểm của sinh thường với mẹ và với bé

Ưu điểm của đẻ thường

Theo thống kê mới đây, có đến 75% chị em bầu lựa chọn phương pháp đẻ thường. Đây cũng là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ ta áp dụng từ ngàn xưa. Nói như thế để thấy rằng phương pháp này khá an toàn và có rất nhiều ưu điểm.

Ưu điểm của đẻ thường với người mẹ

Người mẹ chọn phương pháp sinh thường sẽ có nhiều thời gian để chuẩn bị sinh nở, có thể thoải mái đi lại và trong thời gian này mẹ cũng sẽ có cơ hội cảm nhận được những thay đổi trong cơ thể mình khi em bé sắp chào đời.
Thêm nữa, khi sinh thường, người mẹ cũng sẽ không phải lo sẽ bị ảnh hưởng của các loại thuốc gây tê, thuốc kháng sinh khiến mẹ mất cảm giác và ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ.
Một ưu điểm tuyệt vời nữa với những mẹ sinh mổ là nguồn sữa sẽ về rất sớm. Quá trình sinh thường diễn ra tự nhiên khiến cơ thể sẽ nhận biết được những tín hiệu bé chào đời và từ đó nguồn sữa cũng có nhiệm vụ tiết ra để phục vụ em bé. Sau sinh thường, người mẹ cũng nhanh chóng phục hồi sức khỏe và có sức lực để chăm con. Người mẹ cũng ăn uống thoải mái và vận động dễ dàng hơn.

Ưu điểm của đẻ thường với bé

Trong quá trình sinh thường, endorphins (một loại thuốc giảm đau tự nhiên) được tiết ra từ chính cơ thể của thai phụ sẽ tác động tích cực tới khả năng thích nghi của bé với cuộc sống bên ngoài bụng mẹ. Trẻ sinh bằng phương pháp đẻ thường cũng ít có nguy cơ bị ngạt thở hơn so với trẻ đẻ mổ. Nguyên nhân là do việc đẻ thường sẽ thúc đẩy nang phổi mở rộng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hô hấp tự động của bé sau khi sinh ra.
Sau sinh, trẻ sẽ được ở trong vòng tay yêu thương của mẹ và được ăn sữa non ngay khi chào đời. Thêm nữa, hầu hết việc sinh con tự nhiên giúp giảm thiểu tối đa sự trợ giúp của các loại máy móc và thuốc gây mê nên sẽ gây rất ít tổn hại hay tác dụng phụ cho cả mẹ và bé.

Nhược điểm của đẻ thường: Tuy có rất nhiều ưu điểm nhưng phương pháp này cũng có một số điểm hạn chế:

Nhược điểm của đẻ thường với người mẹ

Phương pháp đẻ thường sẽ khiến chị em mất sức nhiều hơn trong quá tình đau đẻ và rặn đẻ. Phương pháp này cũng không an toàn đối với những mẹ gặp vấn đề bất thường trong thai kỳ như nhau tiền đạo hoặc mẹ bị tử cung bé, xương chậu hẹp.

Nhược điểm của đẻ thường với bé

Trong quá trình sinh nở, nếu xảy ra sự cố sẽ khó xử lý hơn vì lúc đó thai nhi đã tụt xuống cổ tử cung, không thể sử dụng những phương pháp sinh nở khác thay thế được nữa. Trong trường hợp này sẽ rất nguy hiểm với thai nhi.

Ưu nhược điểm của đẻ mổ với mẹ và với bé

Ưu điểm: Ngày nay, rất nhiều mẹ bầu lựa chọn để mổ bởi phương pháp này cũng có nhiều ưu điểm mà đẻ thường không có được.

Ưu điểm của đẻ mổ với người mẹ

Phương pháp đẻ mổ là cứu cánh cho mẹ bầu và thai nhi gặp bất thường như đầu thai không thuận, thai nhi bị bệnh tật có tính chất nguy hiểm như bệnh tim, bệnh thận, nhau tiền đạo… Phương pháp này cũng khiến mẹ bầu không mất sức khi không phải chịu đựng cơn đau đẻ và hoàn toàn tỉnh táo trong suốt quá trình ca mổ đẻ diễn ra.
Lợi ích dễ nhận thấy của phương pháp này nữa là ca sinh nở diễn ra rất nhanh chóng, chị em chỉ cần chọn ngày đến bệnh viện, làm thủ tục sinh nở, lên bàn sinh và 30 phút sau là đã được gặp mặt con chứ không như đẻ thường, các mẹ sẽ không biết trước được khi nào con chào đời, có những mẹ còn phải chịu đựng cơn đau đẻ lên đến 2-3 ngày.

Ưu điểm của đẻ mổ với bé

Sinh mổ sẽ giúp em bé an toàn hơn khi chào đời vì phương pháp này rất dễ khắc phục khi có sự cố xảy ra đặc biệt với những thai nhi đang trong tình trạng nguy hiểm vì mổ đẻ có thể lấy thai nhi ra khỏi cơ thể người mẹ rất nhanh.

Nhược điểm của đẻ mổ

Có lẽ phương pháp này chỉ phù hợp với những mẹ có vấn đề bất thường trong thai kỳ vì đẻ mổ còn bộc lộ khá nhiều nhược điểm:

Nhược điểm của đẻ mổ với người mẹ

Trong quá trình đẻ mổ, sản phụ sẽ phải dùng đến thuốc gây mê nhưng bản thân thuốc gây mê lại rất có hại, gây ra nhiều tác dụng phụ như tụt huyết áp, ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ. Ngoài ra đẻ mổ sẽ làm cho tử cung bị thương, ảnh hưởng đến sự co thắt bình thường của tử cung.
Người mẹ đẻ mổ chắc chắn sẽ mất nhiều máu hơn đẻ thường, sẽ khiến cho hàm lượng máu để co rút tử cung giảm thiểu, ảnh hưởng đến sự hồi phục của tử cung, khiến cho sự hồi phục sức khoẻ sau khi sinh của người mẹ lâu hơn.
Đẻ mổ cũng sẽ để lại nhiều di chứng cho người mẹ như tử cung bị mẩn đỏ dễ dẫn đến dính ruột, viêm bàng quang, và không thể loại trừ nguy cơ bị nhiễm trùng vết mổ, vết mổ không lành và đau nhức, ngứa ngáy vết mổ.
Mổ đẻ còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tuyến sữa. Do phẫu thuật mổ đẻ sẽ khiến sản phụ mất nhiều máu và lâu phục hồi sau sinh, không được ăn uống thoải mái (trong tuần đầu sau sinh) nên sự điều tiết để phân chất các tuyến sữa từ não bộ bị hạn chế, ảnh hưởng đến sự phân tiết bình thường của tuyến sữa.
Một rủi ro nữa mà các mẹ cần biết trước khi quyết định đẻ mổ là vết thương tử cung sẽ dễ gây hiện tượng vỡ tử cung, gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng người mẹ và cả đứa trẻ với những lần mang thai sau. Với sản phụ sinh mổ, muốn có thai lần nữa cần chờ ít nhất là hai năm và khoảng cách tốt nhất là 5 năm. Nếu mang thai lần tiếp theo sau khi đẻ mổ mà tiến hành phá thai, dễ phát sinh tình trạng thủng tử cung. Chị em cần đặc biệt lưu ý những nguy cơ này.

Nhược điểm của đẻ mổ với bé

Bên cạnh những nguy cơ với mẹ, sinh mổ cũng chẳng mấy có lợi cho bé:
Trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ mổ sẽ thiếu đi sức ép cần thiết của đường sinh sản so với khi sinh tự nhiên, rất có thể phát sinh hội chứng trụy hô hấp, xuất huyết nội, viêm phổi. Khả năng miễn dịch với bệnh của trẻ đẻ mổ thường kém hơn so với những trẻ được sinh ra bằng phương pháp đẻ thường nên các trẻ này sau khi trưởng thành dễ mắc bệnh hơn.
Không chỉ có thế, trẻ đẻ mổ cũng sẽ chậm bắt nhịp với cuộc sống hơn bé sinh thường và có thể bé cũng sẽ chịu ảnh hưởng của một số loại thuốc trong quá trình mổ đẻ.
Các mẹ  hãy nhớ: sinh thường để tốt cho cả mẹ và bé. Không gì tốt bằng việc sinh nở tự nhiên. Những trường hợp không thể sinh con tự nhiên thì mới phải chọn sinh mổ nhé các mẹ bầu. Phương pháp đẻ mổ là phương pháp sau cùng để chọn khi không thể đẻ thường được
Nguồn FB Hoàng Tiểu Thương



Làm thế nào để chăm sóc trẻ nhỏ "chất" và" lượng" (Phần 2)

8:16 PM |


8. Sai lầm khi cho trẻ ăn dặm:


1. Cho bé ăn dặm đúng cách sai thời điểm

Đôi khi bố mẹ, ông bà mong muốn con mau cứng cáp nên quá vội vàng cho con ăn dặm từ dưới 6 tháng. Việc làm này chẳng những không giúp bé tăng cường sức khỏe mà còn “hành hạ” dạ dày bé. Vì dưới 6 tháng, bộ máy tiêu hóa vẫn còn rất non nớt, chưa đủ sức “xử lý” các thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Bên cạnh đó, mẹ cũng không nên cho con ăn dặm quá trễ, vì sau 6 tháng lượng dinh dưỡng, nhất là sắt, trong sữa mẹ không còn đủ đáp ứng cho con. Thế nên, để cho bé ăn dặm đúng cách mẹ phải cho bé ăn dặm đúng thời điểm – khi bé được 6 tháng.

Mẹ cũng lưu ý là một số trường hợp bé có thể được cho ăn dặm sớm hơn, từ 4 tháng, nhưng chỉ trong các trường hợp: bé bú đầy đủ nhưng không phát triển cân nặng hoặc mẹ bị bệnh không cho bé bú được. Đồng thời, các trường hợp này cần được bác sĩ tư vấn cụ thể trước khi thực hiện, mẹ nhé!

2. Cho bé ăn dặm sai giai đoạn

Cho bé ăn cháo lợn cợn, cơm nát quá sớm, hoặc vẫn xay nhuyễn thức ăn dù con đã lớn là các nguyên nhân khiến con chậm lớn, biếng ăn thậm chí suy dinh dưỡng. Mẹ cần lưu ý, ở mỗi độ tuổi khác nhau, bé có nhu cầu ăn uống rất khác nhau. Mẹ cần tìm hiểu kỹ các bước phát triển và giai đoạn ăn của bé để có chế độ ăn uống thích hợp. Một số mốc thời gian ăn dặm mẹ cần nhớ:

6 tháng: ăn bột ngọt
7 tháng: ăn bột mặn
8 tháng: ăn cháo
19 tháng: khi con đã mọc được khoảng 16 chiếc răng, ăn cơm nhão tán nhuyễn
24 tháng: khi con được 20 chiếc răng sữa, tập ăn cơm mềm
Trên 2 tuổi: khi đã mọc đủ răng, con có thể tập ăn như bé lớn.


3. Cách chế biến của mẹ chưa đúng để cho bé ăn dặ

Sơ chế chưa đúng

Một số công đoạn sơ chế không đúng là rửa trước khi cắt, ngâm rau củ quá lâu, xay thức ăn một lần rồi cho vào tủ lạnh,… Khi thực hiện sơ chế thức ăn, rau củ bằng cách này, mẹ có thể khiến thực phẩm bị mất đi phần lớn vitamin tan trong nước.

Cách chế biến không đúng

Mẹ có biết, 80% dưỡng chất trong thức ăn có thể bị mất qua quá trình đun nấu. Ngoài ra, nhiệt độ, điều kiện bảo quản, cách chế biến của mẹ cũng làm mất khoảng 80% dưỡng chất cần thiết cho con. Đó là lý do con “nạp” thật nhiều nhưng vẫn suy dinh dưỡng.

Để quá lâu mới dùng

Đôi khi vì lý do công việc hoặc để tiện sử dụng, mẹ thường nấu một nồi cháo, bột to rồi cho con ăn cả ngày. Việc làm này cũng góp phần làm mất chất trong thức ăn của bé. Vì để sau 1 giờ, món ăn sẽ bị mất 25% dưỡng chất, sau 2 giờ mất từ 34-57%. Còn nếu mẹ chế biến sẵn sau đó làm nóng lại thì vitamin mất tới 90%.

Giúp mẹ giải quyết

Cho bé ăn dặm đúng cách cần phải chính xác ngay từ khâu sơ chế, đun nấu đến bảo quản. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng các loại bột pha sẵn có chứa các dưỡng chất hòa tan trong đó, hoặc cho bé dùng thêm viên dinh dưỡng bổ sung. Tuy nhiên, với các loại viên bổ sung, mẹ cần tham vấn bác sĩ trước khi cho con dùng, mẹ nhé!

4. Cho con ăn dặm sai thực phẩm

Cho bé ăn dặm đúng cách không chỉ bao gồm các bước ăn, mà còn thực phẩm mà mẹ chuẩn bị cho bé. Đôi khi mẹ vì muốn bổ sung đa dạng dưỡng chất cho con mà cho con ăn rất nhiều món như tôm, cua, cá, lươn,… khi bé còn quá nhỏ. Mẹ cần lưu ý, các thực phẩm này rất dễ gây kích ứng cho bé yêu. Đồng thời, cho bé ăn quá sớm bé cũng chưa thể hấp thụ được các dưỡng chất này. Với cua, cá, mẹ nên cho bé ăn khi bé được 8 tháng trở lên, đặc biệt, nếu trong gia đình có người bị dị ứng, mẹ không nên cho bé thử cho đến hơn 3 tuổi.

5. Mẹ cho bé ăn quá lâu

Mẹ không ngại mất thời gian, dành cả giờ kiên nhẫn cho con ăn. Thế nhưng, mẹ có biết, sự kiên nhẫn này của mẹ chỉ “làm đầy” dạ dày của con mà không mang đến giá trị về mặt dưỡng chất? Để bên ngoài quá lâu, bột hoặc cháo của con sẽ bị vữa, vừa mất không ngon vừa mất chất, bé có ăn hết cũng không thêm chút chất bổ nào. Vì vậy, để cho bé ăn dặm đúng cách, mỗi bữa ăn chỉ nên kéo dài 30 phút thôi, mẹ nhé!

Mẹ cần lưu ý, bé ăn nhiều, mập mạp chưa hẳn đã tốt, vì điều quan trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của bé là lượng chất dinh dưỡng bé hấp thu được. Vì vậy, BSnhi mong rằng với những lưu ý trên, mẹ có thể cho bé ăn dặm đúng cách hơn, giúp bé yêu luôn khỏe mạnh mỗi ngày.



9. Lý do trẻ không cần gối:


Hầu hết chúng ta đều cho rằng đầu em bé mới sinh rất mềm nên cần nằm trên gối. Tuy nhiên, có rất nhiều lý do để mẹ thấy rằng bé sơ sinh không thật sự cần một cái gối.

1. Ngạt thở

Thực tế, bé sơ sinh không cần một chiếc gối mềm để ngủ ngon. Thậm chí, việc dùng gối còn khiến bé bị ngạt thở và khó ngủ hơn. Bởi đầu của bé sơ sinh rất nhạy cảm, nó có thể chìm vào gối mềm và có thể làm tăng nguy cơ ngạt thở. Hơn nữa, mũi của bé rất nhỏ và ngắn, một phần nào đó sẽ bị đè ép bởi chiếc gối và làm hạn chế luồng không khí khi bé di chuyển đầu.

2. Tăng nguy cơ đột tử ở bé sơ sinh

Các chuyên gia cho biết rằng, việc dùng gối sẽ làm tăng nguy cơ đột tử ở bé sơ sinh. Nếu gối được nhồi bằng miếng bọt biển, hạt xốp hay các loại bông kém chất lượng sẽ rất nhanh bị xẹp, lỏng lẻo và dễ khiến bé bị ngạt thở khi cử động, xoay hoặc lật người.

3. Quá nóng

Khả năng điều tiết nhiệt độ của bé nhỏ không tốt như người lớn. Khi dùng gối, nhiệt độ ở phần dưới đầu bé có thể tăng lên, dẫn đến biến động nhiệt trong cơ thể. Điều này sẽ khiến bé bị đổ mồ hôi và ốm do cảm lạnh, hoặc tăng thân nhiệt bất thường.

4. Bong gân cổ

Hầu hết gối dành cho bé sơ sinh mềm mịn và không bằng phẳng. Trong khi đó, đầu và phần cổ của bé sơ sinh còn rất yếu. Do đó, việc dùng gối liên tục trong thời gian dài dễ dẫn đến những chấn thương ở cổ như bong gân.

5. Hội chứng đầu phẳng

Trong 2 năm đầu đời mẹ có thể gấp khăn mềm lại để gối đầu cho bé là đủ

Ngủ trên một chiếc gối mềm quá lâu có thể làm phát sinh hội chứng đầu phẳng ở bé. Do khi dùng gối áp lực lên phần đầu bé không đổi, trong khi hộp sọ của bé sơ sinh chưa phát triển hết, dễ bị biến dạng cấu trúc dẫn đến đầu phẳng.

Vì thế, trong 2 năm đầu đời không nhất thiết bé cần một cái gối, mẹ có thể gấp khăn mềm lại để gối đầu cho bé là đủ.


10. 12 thực phẩm ăn dặm nghiêm cấm cho bé dưới 1 tuổi


Khi trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm, là lúc từng bước làm quen với thức ăn khác ngoài sữa mẹ hoặc sữa bột theo độ tuổi. Cơ thể con còn non nớt, chưa hề có một sự chuẩn bị nào cho việc tiếp nhận nguồn dinh dưỡng mới, vì thế trong qúa trình chuẩn bị thức ăn dặm cho bé, mẹ nên chú ý tránh nhé.

1. Muối

Bạn không nên cho thêm muối vào bất cứ thức ăn nào dành cho bé, vì lúc này thận của bé chưa thích ứng với lượng muối nhiều. Một số loại thực phẩm có hàm lượng muối cao như: pho mát, xúc xích, thịt hun khói cũng nên hạn chế cho trẻ ăn. Khi mua các thực phẩm dành cho bé, bạn cần kiểm tra kỹ thành phần muối trên bao bì.

2. Hải sản có vỏ

Các loại hải sản có vỏ như tôm, cua, sò, ốc… là thực phẩm rất dễ gây dị ứng, vì vậy, bác sỹ đặc biệt khuyên các mẹ chỉ nên cho bé ăn sau năm đầu đời. Trước khi cho bé ăn, các mẹ nên hỏi ý kiến bác sỹ cũng như tìm hiểu xem trong gia đình có ai bị dị ứng với hải sản không nhé.

3. Thức uống có chứa caffein

Đây là thứ hiển nhiên cấm kỵ với trẻ. Chúng không hề có bất kỳ một loại vitamin hay chất dinh dưỡng nào cho trẻ, ngược lại còn có thể làm bé cảm thấy buồn nôn và nhiều tác hại khác cho dạ dày, khiến bé mệt mỏi, khó ngủ.

4. Một số loại phô mai mềm

Các mẹ không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng phômai mềm nhé, bởi trẻ sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn Listeria rất cao. Tuy nhiên, các mẹ có thể thay thế phômai mềm bằng phômai cứng và kem phômai, vừa an toàn với trẻ, lại vừa là nguồn cung cấp canxi tuyệt vời.

5. Pa-tê gan động vật

Vì trong pate gan có chứa nhiều vi khuẩn Listeria dễ khiến bé bị ngộ độc đồng thời hàm lượng vitamin A quá cao cũng không tốt cho sự phát triển của bé.

6. Sữa bò

Vì sữa bò là thực phẩm có hàm lượng protein cao có thể khiến trẻ bị dị ứng đồng thời hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên khó có thể tiêu hóa được thực phẩm này gây ra chứng đầy bụng, khó tiêu, đau bụng,…

7. Đường

Các thực phẩm và thức uống có đường thường chứa nhiều chất ngọt nên hay làm sâu răng khi răng trẻ mới mọc. Chỉ nên thêm đường vào thực phẩm khi thực sự cần thiết. Trẻ dưới một tuổi tốt nhất không cho dùng các loại bánh ngọt, bích quy, kẹo, kem.

8. Mật ong

Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới một tuổi trong bất kỳ tình huống nào, ngay cả khi trẻ bị ho. Bởi vì, trong mật ong có chứa một loại vi khuẩn có thể gây độc tố cho đường ruột của bé. Điều này có thể dẫn đến tình trạng nghiêm trọng là ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một dạng đường, cũng có nghĩa nó có thể ảnh hưởng không tốt cho răng và gây sâu răng.

9. Các loại hạt

Trẻ dưới 5 tuổi không nên cho ăn các loại hạt, nhất là đậu phộng vì có thể gây nghẹn, tắc nghẽn đường thở. Bên cạnh đó, đậu phộng cũng là loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho trẻ nhỏ.

10. Cá biển sâu

Cá mập, cá kiếm, cá maclin là những loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển thần kinh của trẻ, do đó cũng nên tránh cho trẻ ăn.

11. Trứng sống

Không nên dùng trứng sống hay trứng chưa chín kỹ cho bé. Trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể cho ăn trứng nhưng bạn phải đảm bảo trứng được luộc chín kỹ cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ rắn lại.

12. Dâu tây

Những trái dâu ngọt ngào, giàu vitamin là lựa chọn hoàn hảo cho thực đơn của gia đình, tuy nhiên lại không phải của bé. Dâu không chỉ chứa nhiều axit ảnh hưởng lớn đến dạ dày và ruột của bé mà còn có thể gây kích ứng như nổi sảy.


11. Chế độ dinh dưỡng chuẩn sai sinh dành cho sản phụ



Thời kỳ sau sinh cơ thể mẹ còn rất yếu, cần phải bổ sung dinh dưỡng hợp lý để đẩy nhanh quá trình hồi phục.

Thời kỳ hậu sản trung bình kéo dài từ 4-6 tuần. Đây là giai đoạn cơ thể cần nghỉ ngơi để hồi phục sức khỏe và trở lại trạng thái bình thường trước khi sinh. Thời gian này, em bé ngủ khá nhiều và mẹ không vất vả lắm trong việc chăm sóc con, vì vậy cũng khá nhiều mẹ tận dụng “thời kỳ vàng” này để chuẩn bị cả tâm lý lẫn kiến thức cho việc nuôi nấng thành viên bé nhỏ mới của gia đình này.

Trong thời kỳ đầu sau sinh, cơ thể người mẹ vẫn còn rất yếu. Ngoài những chú ý như tránh làm việc nặng, không quan hệ khi chưa hồi phục hoàn toàn, nên ngủ nhiều thì vấn đề dinh dưỡng cũng được nhiều mẹ quan tâm. Bởi lúc này mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất để hồi phục nhanh, vừa có đủ sữa cho con bú.

Ngày đầu của thời kỳ hậu sản

Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Dù mẹ sinh thường hay sinh mổ đều không tránh khỏi những thay đổi nhất định sau cơn vượt cạn vất vả. Sau sinh sẽ xuất hiện các cơn co dạ con; các cơn co thắt này giúp tử cung trở lại kích cỡ ban đầu và đẩy sản dịch còn sót lại ra ngoài. Các cơn co dạ con thậm chí còn đau và khủng khiếp hơn so với cơn co trong chuyển dạ. Các mẹ sinh mổ sẽ cảm nhận rõ hơn các cơn co này và bị đau hơn so với các mẹ sinh thường. Các mẹ cũng đừng quá lo lắng vì đây là quy luật tự nhiên, các cơn co càng nhanh, mạnh thì thời gian tử cung hồi phục càng nhanh. Đi lại, vận động nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ sẽ giúp ích cho mẹ trong những ngày này.

Ngoài các cơn co dạ con, mẹ cũng cảm nhận được ngực mình hơi đau và căng cứng. Đây là dấu hiệu sữa đang về, mẹ chỉ cần cho bé bú là sẽ thấy thoải mái hơn.

Chú ý về dinh dưỡng

Bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ hậu sản

Cháo là món ăn phù hợp trong ngày đầu sau sinh.

Những ngày đầu sau sinh, vấn đề dinh dưỡng cho sản phụ cần được đặc biệt chú ý. Thức ăn cho mẹ trong những ngày này phải mềm, ấm và dễ tiêu hóa như cháo, mỳ gạo, trứng gà. Đối với các mẹ sinh mổ, khi chưa đánh hơi được (dấu hiệu thông ruột) thì không được ăn cháo thịt, cháo cá, cháo móng giò, sữa tươi, sữa đậu nành, nước mía… mà chỉ nên ăn cháo loãng, những món khó tiêu và thực phẩm lên men không hề tốt cho vết mổ lại khiến mẹ thêm khó chịu. Khi đường ruột đã hồi phục và mẹ có thể đi đại tiện bình thường, có thể ăn chế độ bình thường. Các mẹ sinh thường thì có sự lựa chọn đa dạng hơn, có thể uống sữa, các loại sinh tố, cháo thịt, cháo móng giò… Đối với các mẹ bị rạch tầng sinh môn, nên chia nhỏ bữa ăn thành 5-6 khẩu phần ăn/ ngày trong những ngày đầu sau sinh, dần dần có thể ăn chế độ bình thường.

Ngày 2-7 của thời kỳ hậu sản

Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Cơn đau vì co dạ con thường chỉ kéo dài 2-3 ngày. Trong 3-4 ngày đầu sau sinh, sản dịch sẽ tiết ra nhiều, đặc, sau đó dần dần giảm đi, màu cũng nhạt hơn, không sẫm như trước.

Mẹ vẫn tiếp tục làm quen với nghĩa vụ cao cả cho con bú. Học cách mát xa hai bên vú cho sữa về đều, cho bé bú thường xuyên và cả hai bên để tăng lượng sữa tiết ra, bé bú không hết thì vắt sữa trữ lại để tránh bị tắc tia sữa. Giai đoạn này, cơ thể người mẹ nóng và tiết ra nhiều mồ hôi hơn người bình thường. Mẹ chú ý uống nhiều nước và lau khô người để tránh bị cảm lạnh.

Chú ý về dinh dưỡng

Trong 3 ngày đầu sau sinh, nếu mẹ thấy mình ít sữa, không đủ sữa cho con bú thì cố gắng kiên trì cho con bú thường xuyên, vì có thể sữa chưa về hoặc ống dẫn sữa chưa thông hoàn toàn. Giai đoạn này chưa nên bổ sung các sản phẩm lợi sữa vội mà vẫn nên ăn nhẹ, loãng như canh trứng, cháo gà/cá, súp rau, súp thịt… Từ ngày thứ 3 trở đi có thể ăn uống bình thường, không cần kiêng khem quá mức. Mẹ chỉ cần nhớ không ăn đồ cay nóng và không hút thuốc, uống rượu bia. Khẩu phần ăn mỗi ngày vẫn phải đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng gồm chất béo, chất xơ, protein, vitamin và các khoáng chất.

Bổ sung dinh dưỡng trong thời kỳ hậu sản
Trứng gà là thực phẩm được các bác sỹ khuyên nên ăn trong thời kỳ hậu sản.

Thông thường sản phụ hay được khuyên nên ăn trứng gà trong giai đoạn này. Trứng gà không những mềm, dễ tiêu hóa, dễ hấp thu mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp cơ thể người mẹ phục hồi nhanh và lành vết thương nhanh. Trứng gà cũng thuộc nhóm thực phẩm lợi sữa, kích thích sản xuất sữa khá hiệu quả. Tuy nhiên mẹ vẫn nhớ là không nên ăn quá nhiều, chỉ nên ăn tối đa 2-3 quả trứng/ ngày để tránh bị rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu.

Một loại thực phẩm nữa rất có lợi cho sản phụ sau sinh đó là cá chép. Thịt cá chép chứa nhiều protid có thể thúc đẩy tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn, nhờ vậy mà sản dịch cũng được đẩy ra ngoài cơ thể nhanh, rút ngắn thời kỳ hậu sản.

Tuần thứ 2 của thời kỳ hậu sản

Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Cơ thể mẹ vẫn đang hồi phục dần dần, tử cung vẫn tiếp tục co lại nhưng mẹ sẽ không cảm nhận được nó rõ rệt nữa, sản dịch tiết ra có màu nhạt dần. Bước sang tuần thứ 2, mẹ cũng quen với nhiệm vụ nuôi con bằng sữa mẹ. Giai đoạn này mẹ vẫn cho bé bú đều và theo nhu cầu của bé.

Rất nhiều mẹ nằm nhiều, ít vận động, chế độ ăn ít chất xơ dẫn đến bị táo bón. Ăn nhiều hoa quả, đặc biệt là chuối tiêu sẽ giúp mẹ cải thiện tình trạng này.

Chú ý về dinh dưỡng

Chế độ dinh dưỡng 'chuẩn' sau sinh dành cho sản phụ

Không nên quá kiêng khem, vẫn phải bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong giai đoạn ở cữ.

Sang tuần thứ 2 của thời kỳ hậu sản, mẹ vẫn tuân theo chế độ ăn bình thường, tuy nhiên có một số điểm đáng lưu ý sau:

– Khẩu phần ăn mỗi ngày tăng thêm 500 kcal, 1/5 số đó từ các thực phẩm cung cấp protein.

– Tăng thêm 20g protein mỗi ngày, tương đương 150g trứng hoặc 100g thịt lợn/ thịt bò hoặc 110g cá/ tôm hoặc 250g đậu phụ.

– Có thể ăn hải sản nhằm cung cấp kẽm, DHA, i-ốt cho sự phát triển não bộ của bé.

– Lượng canxi khuyến nghị cho giai đoạn này là 1,200mg/ ngày tương đương với lượng thực phẩm sau: 500ml sữa, 150g đậu phụ, 75g trứng, 5g tôm to, 250g rau lá xanh (rau chân vịt, cải bó xôi, cải xoăn), 100g cá và các thực phẩm khác.

– Trường hợp mẹ bị táo bón có thể tăng khẩu phần ăn hoa quả lên đến 500g/ ngày, kết hợp uống nhiều nước.

– Giai đoạn này, cơ thể cũng gần hồi phục hoàn toàn. Mẹ có thể tập các bài tập cơ bản, nhẹ nhàng để nhanh lấy lại vóc dáng trước khi mang thai.

Tuần thứ 3-4 của thời kỳ hậu sản

Những thay đổi trên cơ thể mẹ

Sang đến tuần thứ 3-4 cũng là lúc thời kỳ hậu sản sắp kết thúc. Lúc này hầu hết các mẹ đều đã không còn sản dịch, các vết khâu mổ và khâu rạch tầng sinh môn đã gần như hồi phục hoàn toàn. Tuy nhiên mẹ vẫn nên đợi sang đến tuần thứ 6 và cảm thấy cơ thể đã sẵn sàng mới nên bắt đầu quan hệ vợ chồng lại.

Giai đoạn này mẹ có thể bắt đầu làm những việc nhà nhẹ nhàng4, nhưng không quá lâu. Nếu thấy mệt nên dừng lại và đi nằm nghỉ ngay.

Chú ý về dinh dưỡng

Chú ý về dinh dưỡng trong giai đoạn này không có điểm gì đặc biệt, mẹ vẫn duy trì chế độ ăn cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Lựa chọn nhiều nguyên liệu, thay đổi cách chế biến sẽ giúp mẹ ăn ngon miệng hơn mà vẫn đầy đủ chất. Rất nhiều sản phụ trong giai đoạn ở cữ phải ăn duy nhất một món như thịt lợn với nghệ, thịt lợn hạt tiêu hay cháo móng giò. Mẹ nên nhớ chỉ cần phải kiêng ăn hạt tiêu, ớt, tỏi, các thực phẩm khác vẫn có thể ăn như bình thường mà không hề ảnh hưởng đến quá trình hồi phục cũng như chất lượng sữa cho bé.

12. Khi bé ăn dặm


Chỉ cho con ăn thức xay nhuyễn

Hầu hết các hướng dẫn cho trẻ tập ăn dặm hiện nay đều nhấn mạnh đến sự cần thiết của việc cho trẻ ăn thức ăn có độ thô ngay từ đầu. Trẻ 6 tháng tuổi thường đang phát triển các chức năng của cơ miệng, cơ hàm nên cần được làm quen với những miếng, khúc, mẩu thức ăn cắt nhỏ. Bắt con ăn thức ăn xay nhuyễn trong thời gian dài sẽ khiến bé chỉ quen tiêu hóa với những món đồ mềm nhuyễn, không có bản năng nhai, cắn thức ăn, làm chậm lại sự phát triển của bé. Vì thế, mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

Mẹ cần kết hợp cho con ăn cả đồ ăn xay nhuyễn và đồ ăn thô để bé tập nhai, tập gặm, trải nghiệm và khám phá thức ăn.

Cho con ăn cháo ăn liền

Cháo ăn liền là món ăn đã qua xử lí công nghiệp, hương vị và dinh dưỡng của gạo đã không còn được nguyên vẹn, thậm chí là biến đổi hoàn toàn. Đây không phải là một sự lựa chọn lành mạnh cho các bé có hệ tiêu hóa vô cùng non yếu. Do đó, mặc dù món cháo ăn liền rất tiện lợi, nhanh chóng trong chế biến nhưng không thích hợp cho các bé đang tập ăn.

Bỏ qua triệu chứng táo bón và nổi mẩn

Không may là hai hiện tượng này khá phổ biến ở trẻ em nên thường bị các bà mẹ bỏ qua mà không nhận ra rằng, đây là dấu hiệu của việc chế độ ăn của trẻ có vấn đề. Trẻ mới tập ăn dặm hay bị táo bón hoặc nổi mẩn vì hệ tiêu hóa chưa kịp thích nghi với thức ăn mới. Hãy xem lại thực đơn của trẻ và chọn lại những thực phẩm bé dễ tiêu hóa hơn, nên bổ sung thức ăn giàu vitamin A, sắt , axit béo, đặc biệt là thức ăn chứa vi khuẩn có lợi cho đường ruột của bé (như sữa chua).

Cho con ăn dặm quá sớm

Thông thường, hệ tiêu hóa của em bé sẽ bắt đầu sẵn sàng cho việc tiêu hóa thức ăn dặm vào khoảng 6 tháng tuổi. Ở một số bé, điều này có thể xảy ra sớm hơn hoặc muộn hơn một chút, quan trọng là bố mẹ phải dựa vào những dấu hiệu cho việc sẵn sàng ăn thức ăn ngoài sữa của con.

Một số dấu hiệu cho thấy bé có thể bắt đầu ăn dặm: có thể ngồi dậy mà không cần trợ giúp, thích thú với thế giới xung quanh, mở miệng khi nhìn thấy thức ăn. Nếu trẻ bị táo bón hoặc gặp một số phản ứng khác, có thể trẻ chưa sẵn sàng với thức ăn dặm. Lúc này, bố mẹ nên ngừng lại, kiên nhẫn chờ hệ tiêu hóa của con phát triển hoàn thiện hơn rồi mới cho con tập ăn sau. Cho bé ăn dặm quá sớm, trước khi hệ tiêu hóa của bé sẵn sàng sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng lên rất cao.

Ép con ăn nhiều

Ở độ tuổi tập ăn này, trẻ nhỏ là người hiểu rõ nhất nhu cầu ăn uống của chúng. Trẻ biết khi nào chúng đói, khi nào chúng no. Chúng biết loại thực phẩm nào không phù hợp với chúng hoặc khi nào chúng không ưa mùi vị hay kết cấu của món ăn. Vì thế, bắt ép trẻ ăn hết bát bột đầy hay gặm sạch chỗ rau quả mẹ đã cắt cho trẻ là biện pháp phản khoa học, không hiệu quả. Nên nhớ là trẻ đang ở thời kì “ăn dặm”, tức là thức ăn chỉ là thành phần “thêm” vào, còn sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn là thức ăn chính của trẻ. Do đó, đừng quá lo lắng về vấn đề liều lượng thức ăn dặm bé hấp thụ được.



13 Kinh nghiệm chăm sóc trẻ sơ sinh trong tháng:


Nuôi con nhỏ phải thật bình tĩnh, nhất là những ai lần đầu làm mẹ và nuôi con trong tháng đầu: đừng lo lắng quá rồi stress thêm; đừng cuống cuồng lên khi con có biểu hiện lạ, hãy bình tĩnh giải quyết. Rồi tất cả cũng trôi qua và tốt đẹp cả thôi: bạn sẽ là người mẹ thực sự.

Bao nhiêu độ là phù hợp?


Nuôi con trong tháng đầu tiên, thật là khó khăn. Bé nhỏ xíu, mỏng manh, nội chuyện nằm máy lạnh hay nằm quạt, làm sao cho con không nóng quá cũng đừng lạnh quá… cũng là một vấn đề rồi. Tốt nhất là mẹ nên để nhiệt độ phòng khoảng 28 độ. Mẹ nên mặc đồ kín chân tay cho con, vì con từ trong bụng mẹ vốn ấm áp, nay phải ra ngoài chưa hợp với không khí nên dễ bị lạnh. Khi con ngủ, mẹ chèn hai bên sườn cho con cảm giác chắc chắn, đỡ bị giật mình.

Con thức đêm ngủ ngày


Mẹ sẽ phải đối mặt với tình trạng đêm thức ngày ngủ của con. Tình trạng này rất phổ biến vì con chưa quen với bên ngoài. Mẹ sẽ rất mệt trong thời gian này, cho đến khi giờ giấc của con ổn định. Qua đến tháng thứ 3 thì con mới ăn ngủ đều đặn và tương đối thích hợp với thời gian biểu của mẹ. Tốt nhất, trong suốt thời gian “lệch múi giờ” này, mẹ nên tranh thủ ngủ bất cứ lúc nào có thể để đêm cho con bú và trông con. Nhiều mẹ tranh thủ khi con ngủ để làm chuyện này chuyện kia, đêm về lại chong chong thức trông con sẽ rất mất sức.

Con hay bị sặc sữa


Trẻ sơ sinh thi thoảng sẽ bị sặc sữa. Nhẹ thì trớ là xong, hoặc ho hắng một chút; nặng thì sữa xộc lên cả mũi làm con ngạt thở, mặt mũi đỏ gay khiến con cuống cuồng hoảng sợ. Lúc đó, mẹ nhanh chóng đỡ đầu con dậy, lau cho con và nhỏ mũi – hút mút để sữa không đóng lại ở khoang mũi. Mẹ lưu ý đừng mút mạnh quá khiến con sợ và không tốt cho niêm mạc mũi. Sau đó, mẹ nhớ nhỏ nước muối sinh lý cho con và dùng tăm bông vệ sinh lại.

Cảm sốt nhức đầu sổ mũi


Trẻ nhỏ sức đề kháng chưa ổn định nên rất dễ nhiễm bệnh. Để tránh việc này thì mẹ nên để con nằm ngủ ở nhiệt độ ấm áp, tránh gió, tránh tắm lâu con bị nhiễm lạnh. Nếu không may bé bị cảm sốt thì sẽ kéo dài đấy, mẹ phải kiên trì chữa dứt bệnh cho con. Mẹ nên cho con tắm nước ấm cách ngày, hoặc cẩn thận thì lau mình thôi, khi nào con khỏe hãy tắm. Mẹ cho con uống siro ho và tiêu đờm, uống thuốc cảm theo chỉ định của bác sĩ để con mau hết bệnh. Bệnh này rất kéo dài và hay tái phát nên nhất thiết mẹ phải chữa cho con đến nơi đến chốn hãy thôi, vì nếu ngưng giữa chừng con sẽ bị nhiễm lại.

Táo bón sơ sinh


Bé bú sữa mẹ cũng có thể bị táo bón sơ sinh như thường. Triệu chứng là con không đi ngoài từ 2 ngày trở lên. Nguyên nhân cũng vô chừng: do mẹ ăn uống ít rau quả, chất xơ, uống ít nước, do mẹ cho con bú sữa ngoài… Mẹ có thể giúp con thoát khỏi tình trạng táo bón này bằng cách: mẹ ăn nhiều hoa quả, rau xanh, uống nhiều nước. Con tốt nhất nên bú mẹ hoàn toàn. Nếu 3 ngày con không ị tí nào thì mẹ nên cho con đi bác sĩ và uống thuốc theo toa.

Dị ứng cơ địa


Da trẻ sơ sinh rất nhạy cảm nên hay bị dị ứng. Triệu chứng là da bé nổi mẩn, có khi nổi từng mảng da và bé ngứa ngáy, khó chịu, nóng trong người… Nguyên nhân có thể do mẹ tắm con bằng xà bông không thích hợp, do con tiếp xúc với cái gì đó mà da con nhạy cảm dễ bị dị ứng: vi dụ phấn hoa. Nếu gặp trường hợp này thì tốt nhất mẹ không nên trị dị ứng bằng cách tắm lá cho con mà chỉ tắm nước ấm, nước sạch, ngưng dùng xà bông và phấn. Mẹ giữ con sạch sẽ, thoáng mát (hạn chế dùng bỉm lại ở thời gian này). Sẽ mất khoảng một tuần để con hết dị ứng, nếu mẹ thấy lo lắng quá thì cho con đi khám và uống thuốc theo toa.

Bé bị nổi ban (sốt phát ban)


Triệu chứng của sốt phát ban là con sốt lai rai khoảng 2-3 ngày, sau đó nổi mụn đỏ nhỏ nhỏ hoặc da đỏ ửng từng vùng. Mẹ dùng tay ấn vào da rồi buông ra thì không hết vết đỏ (cách này phân biệt với các loại bệnh khác như tay chân miệng…). Thường thì bé nổi ban sẽ sốt 3 ngày và nổi 3 ngày, sau đó ban lặn. Lúc này, cho dù chưa biết con bị làm sao, dù con rất nóng nhưng mẹ đừng cho nằm máy lạnh vì máy lạnh làm ban không nổi hết mà lặn vào thì sau này con lại dễ tái phát. Mẹ nhớ trông chừng để con không gãi sứt mặt vì ngứa. Khi bị sốt phát ban, con sẽ quấy khóc, mẹ lấy nước ấm lau cho con, lưu ý là lau mình cho con bằng nước ấm để hạ sốt chứ không được dùng nước lạnh, nếu không con sẽ bị nhiễm lạnh gây viêm phổi. Bị sốt phát ban không kiêng gió, nước; mẹ cứ tắm cho con bình thường bằng nước ấm, nhưng nên tắm nhanh. Lưu ý không nên dùng dầu khuynh diệp bôi cho con khi con đang sốt và nổi ban. Sau khi hết sốt, con sẽ nổi ban và lúc này con đỡ quấy hơn.



14. Làm sao để con xinh đẹp:


......
Tất cả các bậc phụ huynh đều mong muốn con cháu mình xinh đẹp khi trưởng thành. Ngoài vấn đề gen ra, mọi người cũng nên chú ý đến việc chăm chút cho trẻ những “đường nét” cần thiết ngay từ khi bé còn sơ sinh.

Nhiều mẹ nghĩ rằng, ngoại hình của bé khó có thể thay đổi từ khi sinh ra nên đôi khi không chịu quan tâm, mặc kệ trẻ tự nhiên phát triển, thậm chí còn gây ra những tổn thương làm cho trẻ bị dị tật khiến cho trẻ trông xấu và mất tự tin trong cuộc sống sau này.

Nhất dáng…

Dáng dấp của con người thực sự tác động rất lớn đến cảm quan của đối phương. Dáng dấp càng đẹp sẽ càng hấp dẫn, lôi cuốn. Vì vậy dáng dấp được các cụ cho đứng vị trí hàng đầu trong câu ví von “nhất dáng, nhì da, thứ ba đường nét”.

Muốn trẻ có một dáng dấp thật đẹp, mẹ hãy uốn nắn tạo hình thù xương cho bé ngay từ khi còn nhỏ. Trẻ sơ sinh nên có xương khá mềm vì xương chưa hoàn toàn phát triển. Bé thường hay bị bẹp đầu vì mẹ cho nằm quá nhiều, nhiều bé bị méo lệch đằng sau, lệch một bên trông rất buồn cười và nếu không được mẹ chăm sóc nhiều thì bé sẽ phải mang cái đầu méo suốt đời. Vì vậy, hàng ngày, mẹ hãy bế bé và xoa đầu cho bé, cho bé nằm các loại gối mềm và êm, thường xuyên bế bé ra ngoài, vừa ngắm thiên nhiên thư giãn vừa hạn chế bẹp đầu.

Chân vòng kiềng cũng là một vấn đề khiến nhiều mẹ quan tâm. Bé dù xinh đến mấy nhưng có đôi chân vòng kiềng đi ngoắt nghẻo thì cũng thật khó coi. Muốn bé không bị vòng kiềng, mỗi khi bé ngủ dậy vươn vai, mẹ hãy dùng tay nắn bóp chân bé cho thẳng ra, lúc này xương chân vẫn còn mềm nên khả năng bé bị vòng kiềng sẽ còn lại rất ít. Khi trẻ lớn lên một chút, mẹ cũng hạn chế bế bé cắp nách. Khi bế nên ôm cả chân của bé tránh cho hai chân tách ra, kẹp vào bụng mẹ dễ gây ra vòng kiềng.

Lớn hơn chút nữa, mẹ cũng nên hướng dẫn bé ngồi học sao cho đúng kiểu, không cúi gù lưng xuống bàn khiến cho xương sống bị cong, đầu rụt trông rất xấu.

Cửa sổ tâm hồn

Đôi mắt là cửa sổ tâm hồn, đôi mắt thể hiện những điều muốn nói bằng ý nghĩa, bằng tâm hồn vì vậy đôi mắt cũng cần phải được làm đẹp ngày từ khi còn bé.

Nhiều bé mới sinh đôi mắt không bị làm sao nhưng một sau thời gian lại bị hiếng hoặc hơi lác, đấy là do mẹ không biết cách đặt bé nằm ngủ. Mắt bé còn non nớt nên rất nhạy cảm với ánh sáng và đồ chơi nhiều màu sắc. Nếu ánh sáng không đều, hoặc đồ vật nhiều màu sắc không được đặt đúng tầm nhìn của bé, hoặc bị lệch so với tầm nhìn của bé cũng có thể khiến bé bị lác mắt hoặc bị hiếng trông rất xấu.

Mẹ hãy bố trí phòng ngủ của bé với ánh sáng đều, không treo đèn, đồ chơi ở bên trái hoặc bên phải bé, vì lúc này đầu bé chưa hoạt động linh hoạt, nên mắt phải cố nhìn theo ánh sáng đèn hoặc đồ chơi khiến mắt bé nhìn bị lệch. Ngoài ra mẹ cũng không nên treo phía trên đầu của bé vì bé phải nhìn ngược ảnh hưởng đến mắt.

Góc con người…


Đôi môi mọng khuyến rũ, hàm răng trắng đều đặn, nụ cười duyên dáng là những điểm thật hấp dẫn của một con người. Thế nhưng nhiều trẻ nhỏ vẫn bị mắc các dị tật về răng miệng do lỗi sơ sẩy của mẹ. Mút tay, mút núm vú giả khi đi ngủ quá nhiều sẽ khiến răng bé bị hô, miệng trông sẽ rất xấu. Mẹ nên bỏ thói quen mút tay và dùng núm vú giả cho bé để răng bé phát triển bình thường. Mẹ cũng không nên cho bé ăn quá nhiều đồ ngọt, khiến bé bị sâu răng, hàm răng trông lởm chởm cũng rất mất mỹ quan.

Hiện nay cũng có rất nhiều trung tâm chuyên chỉnh nắn răng, nếu răng bé bị hô, bị khểnh, bị hàm cắn ngược có thể đến để chỉnh hình răng. Càng cho bé đi chỉnh răng sớm, nguy cơ bị hỏng răng sẽ ít đi.

Giấc ngủ

Giấc ngủ của trẻ cũng thật quan trọng. Giấc ngủ làm cho làn da của bé thêm mịn màng, hồng hào và đầy sức sống, đồng thời giấc ngủ cũng giúp bé phát triển chiều cao và trí thông minh.

Trẻ sơ sinh có thể ngủ 20 tiếng mỗi ngày, trẻ càng lớn càng ngủ ít đi. Giấc ngủ ban đêm khiến cho 70% hooc-môn sinh trưởng được bài tiết vì vậy mẹ hãy tạo cho trẻ thói quen ngủ sớm, ngủ đủ giấc để bé thêm cao lớn, thông minh và có làn da thật mịn màng nhé.

14. Kỹ năng đắp chăn cho trẻ:


Trời đã trở lạnh rồi, nhất là mấy hôm nay, khi những cơn mưa bão liên tục tràn về, chẳng mẹ nào an tâm mà ngủ cho được. Trẻ nhỏ khi ngủ thường có xu hướng đạp chăn ra ngoài, lăn lộn lung tung trong giường và kết quả là, bé thường bị lạnh cóng, tím tái chân tay mà chẳng hề biết cách tự đắp chăn lại cho mình. Lo lắng cho con, trước đây, em hầu như chẳng đêm nào ngon giấc. Cứ được 1,2 tiếng lại bật dậy một lần để kiếm tra chăn cho bé. Đắp chăn cho con em không chỉ lo bé đạp tung ra dẫn đến bị lạnh mà còn sợ bé sẽ tung chăn vào mặt và gây ngạt rất nguy hiểm. Vậy nhưng nếu không đắp cho bé mà để con mặc nhiều quần áo đi ngủ cũng không phải là cách hay. Trẻ sẽ khó cựa quậy, dẫn đến ngủ không sâu. Mồ hôi cũng không thoát ra được và rất có thể sẽ ngấm ngược trở lại cơ thể, gây “lợi bất cập hại”.

Cùng chung nỗi lo lắng này với em là rất nhiều các ông bố bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt là vào những ngày mùa đông sắp gõ cửa. Em đã tìm hiểu và tham khảo rất nhiều kinh nghiệm của các bà, các mẹ để rút ra những “tuyệt chiêu” cực hay để ứng phó với tật thích tung chăn và “đi du lịch trên giường” của con. Nhờ có nó mà suốt 2 năm nay, chưa một lần bé bị cảm lạnh hay viêm họng do ngủ ban đêm bị nhiễm lạnh. Em xin mach với chị em những kinh nghiệm của bản thân trong việc đắp chăn cho con mùa đông

Với trẻ 3 tháng

Ngày Bống còn bé mới chỉ biết lật lẫy, em và ông xã đã quyết định “đầu tư” cho Bống một cái túi ngủ rất xinh xắn. Từ ngày sắm túi ngủ, em không còn giật mình thon thót lúc nửa đêm vì sợ con bị lạnh, cô nàng tha hồ ngọ nguậy cũng chẳng chệch ra bên ngoài được. Để chắc ăn, em còn sắm hẳn hai loại túi ngủ: loại mỏng (một lớp) dành cho những ngày trời không quá lạnh, loại dày bằng lông hay bông dành cho những ngày trời rét đậm. Nhìn con yêu ngủ say trong chiếc túi ngủ màu hồng hình con gấu trông đáng yêu không tả xiết. Vậy nhưng biện pháp này cũng chỉ hữu hiệu được một thời gian.

Với trẻ 6 tháng

Khi Bống lớn lên, con ngày càng thích quay lộn lung tung trên giường. Cân nặng tăng lên cũng đồng thời khiến chiếc túi ngủ trở nên vô cùng chật chội. Ông xã em đề ra ý tưởng thay túi ngủ bằng ngay một chiếc vỏ chăn có khóa kéo của hai vợ chồng. Giờ ngủ, em kéo khóa vỏ chăn và đặt bé ở bên trong. Khi ấy cái vỏ chăn giống như một chiếc túi ngủ mà Bống chỉ có thể thò cổ ra ngoài. Ưu điểm là, vỏ chăn thì rộng rãi hơn nhiều so với chiếc túi ngủ nên con tha hồ xoay người. Chiếc vỏ chăn có tác dụng thêm được một thời gian thì cũng phải “ra đi”.

Với trẻ 9 tháng

Đến giai đoạn đã bắt đầu vô cùng nhạy cảm, lại ham nghịch ngợm, Bống dứt khoát không chịu để bố mẹ đặt trong túi ngủ hay vỏ chăn. Em bắt đầu chuyển sang cho con mặc pajama khi đi ngủ. Bống đã lớn và mặc những bộ đồ này cũng rất đáng yêu. Nếu là pajama rời, em luôn chú ý có thể quấn thêm cho Bống một cái khăn mỏng vào bụng để tránh bé bị lật áo. Ngoài ra, để tiện nhất, em luôn thích sắm cho bé bộ pajama liên thân như vậy em không bao giờ lo con bị hở bụng. Tuy nhiên, dù loại quần áo nào, em cũng luôn lưu ý chọn loại bằng chất cotton, thấm mồ hôi, để bé có cảm giác thoải mái, dễ chịu khi đi ngủ. Ngoài ra, đối với áo, chị em cũng nên lưu ý chọn loại áo có tay dài trùm được kín bàn tay bé. Như vậy con sẽ ấm hơn và không lo bị hở tay. Đối với quần, một mẹo nhỏ cho mẹ, đó là chọn loại quần liền tất hoặc quần có ống bo gấu sẽ kín gió hơn.

Với trẻ 1 tuổi

Khi Bống được trên một tuổi, em vẫn duy trì thói quen cho bé mặc đồ cotton kín đi ngủ rồi mới đắp thêm một lớp chăn mỏng. Tuy nhiên, chú ý điều chỉnh trang phục của bé cho phù hợp với từng thời điểm trong ngày, lúc ở nhà, hay khi đi học. Ngoài ra, với những hôm trời gió mùa Đông Bắc lạnh về, em cũng có xoa thêm cho bé chút dầu khuynh diệp vào ngực, lòng bàn chân, bàn tay, và trước mũi cho con trước khi đi ngủ.

Nhiệt độ trong phòng từ khi có máy sưởi cũng không còn quá lạnh như những ngày xưa. Tuy nhiên, em luôn chú ý để một chậu nước ở trong phòng để tránh làm khô da con và giữ ẩm cho không khí. Quan trọng nhất là phòng ngủ của con phải kín, không có gió lùa. Có thể xoay tư thế cho bé nằm nghiêng, tránh ra mồ hôi trộm ở lưng.

15. Cách chăm con mẹ Việt phải chấm dứt ngay:


Ở các gia đình Việt, chuyện 2,3 thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà, quan tâm, chăm sóc lẫn nhau vẫn là truyền thống lâu đời. Chính vì vậy, khi một em bé mới chào đời, thường cả gia đình, bao gồm ông bà, và họ hàng đều háo hức tham gia vào chuyện nuôi dạy con cùng với bố mẹ. Mặc dù chúng ta đều hiểu người gia có rất nhiều kinh nghiệm trong chuyện chăm con nhưng ngoài việc phải biết ơn và học hỏi, các bà mẹ Việt hiện đại cũng cần là một người mẹ thông thái, biết gạt bỏ những thói quen chăm bé đã trở nên lỗi thời.

1. “Khủng bố” ăn bằng cách cho uống nước liên tục


Nhiều cha mẹ có thói quen cho bé ăn một thìa cháo một thìa nước để con ăn cho nhanh, tránh tình trạng ngậm thức ăn trong miệng. Thói quen này vô hình chung sẽ hình thành thói quen quán tính cho trẻ là cứ cần có nước mới nuốt trôi được thức ăn, không thiết lập được phản xạ nhai nuốt. Ngoài ra, thức ăn nguyên miếng chưa được nhai nghiền đã trôi tuột theo nước xuống dạ dày sẽ gây quá tải cho hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
Nói về mặt tai nạn có thể xảy ra, trong một số trường hợp, phương pháp này rất dễ khiến thực phẩm nguyên miếng xâm nhập vào khí quản gây tắc nghẹn đường thở.

2. Nhá cơm cho con để dễ tiêu hóa hơn


Tất cả chúng ta đều biết thế hệ của những bà mẹ 7x, 8x bây giờ đều lớn lên từ những bát cơm nhá. Chúng ta vẫn khỏe mạnh, khôn lớn như ai. Thế hệ ông bà ta cho rằng sử dụng miệng để nhá thức ăn sẽ khiến thức ăn mềm, ngấm dịch nước bọt sẽ khiến cơm ngọt hơn, dễ tiêu hóa hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cần được loại bỏ ngay tức khắc.

Giống như người lớn, thức ăn vào vòm miệng trẻ, trải qua cắt, nhai, nghiền, dưới sự nhào trộn của lưỡi hỗn hợp với nước bọt, thức ăn sẽ mềm, trẻ dễ nuốt. Men trong nước bọt phân giải tinh bột trong thức ăn thành đường, có lợi cho việc hấp thụ tiêu hóa ở bước tiếp theo. Cử động nhai trong vòm miệng trẻ sẽ kích thích vị giác, khứu giác do thức ăn trong miệng dẫn tới, có thể tăng cường muốn ăn, thúc đẩy công năng tiêu hóa của dạ dày và kích thích tiết nước bọt, rèn luyện hàm răng, răng và cơ nhai là một loại hoạt động rất hữu ích.

Còn nếu người lớn lại “nhá” rồi mới đút cho trẻ, trẻ chỉ việc nuốt thì quả thật đã tước đi cơ hội nhai của trẻ, làm giảm tiết nước bọt và khiến cho cơ nhai và răng không còn cơ hội rèn luyện. Lâu dần, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự ăn uống và công năng tiêu hóa của trẻ.

Hơn nữa, trong miệng của người, vì nhiệt độ, độ ẩm thích hợp, cộng với nước bọt và cặn bã thức ăn là điều kiện tốt cho vi khuẩn sinh sôi, nảy nở. Trẻ thơ cơ chế miễn dịch vẫn chưa được hoàn thiện, sức đề kháng yếu, nếu ăn thức ăn đã nhào trộn trong miệng người lớn, vi trùng sẽ dễ dàng theo vào.

3. Mẹ bị cảm lạnh không được cho con bú


Cảm lạnh chỉ là bệnh vặt, nhưng vì đã trót mang chứ “bệnh” nên nhiều bà, nhiều chị ngày xưa vẫn cấm các bà mẹ trẻ không được cho con bú vì sợ lây nhiễm cho em bé. Trong thực tế, lý do này là không chính xác. Cảm lạnh thông thường sẽ lây do các nguyên nhân nhiễm trùng đường hô hấp và thường không ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ. Mẹ hoàn toàn có thể bắt sữa mẹ cho con ti bình hoặc khi cho bé bú trực tiếp thì đẹo khẩu trang để phòng lây truyền là được. Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

4. Véo mũi cho mũi con… cao lên


Ngày xưa các cụ hay có thói quen véo mũi trẻ nhỏ với quan niệm mũi tẹt véo nhiều cũng thành…cao. Thậm chí nhiều cô gái ngày nay cũng cho rằng có một phương pháp thẩm mỹ mũi tự nhiên bằng cách dùng kẹp để kẹp cho mũi cao lên. Điều này rõ ràng không hề khoa học.

Trong thực tế, niêm mạc mũi của em bé là mỏng manh, chứa rất nhiều mạch máu. Nếu mũi bị chèn ép lâu ngày có thể làm hỏng niêm mạc và mạch máu, làm giảm khả năng bảo vệ của mũi khiến những vi khuẩn và virus dễ dàng xâm nhập đưởng thở, gây nên viêm mũi dị ứng cho bé.

5. Cạo trọc đầu liên tục để con mát và tóc mọc dài hơn


Rất nhiều cha mẹ cho rằng khi còn nhỏ cần phải liên tục cạo trọc đầu cho con thì sau tóc bé mọc lại mới dày và dài. Mặt khác mùa hè trời nóng nực, việc cạo trọc còn giúp bé mát mẻ hơn Trong thực tế, việc cắt tóc cho trẻ đúng là có tác dụng giúp tóc mọc dài hơn, tuy nhiên không cần thiết phải đến mức cạo trọc đầu của trẻ. Cạo trọc đầu trẻ sơ sinh để l;ại những tác động xấu ít ai ngờ tới. Da đầu trẻ mỏng, mềm nên việc cạo trọc dễ làm tổn hại đến da đầu trẻ và các mô nang lông, tạo điều kiện gây kích ứng da đầu và các vi khuẩn xâm nhập. Lớp tóc mỏng cũng là một màng bảo vệ da đầu bé khỏi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, chính vì vậy, cách chăm con đúng là mẹ không cạo trọc đầu cho bé sơ sinh mà chỉ thỉnh thoảng cắt tỉa lớp ngọn tóc

16. Sai lầm khi pha sữa công thức:




Sữa mẹ là nguồn thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhưng trong một số trường hợp, bé phải bú sữa công thức bên ngoài. Khi đó, mẹ cần nắm vững một số điều cấm kị dưới đây để không làm ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của sữa và sự an toàn cho bé.

Hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng

Bất kể bình sữa của bé làm bằng chất liệu gì, đừng bao giờ hâm bình sữa trong lò vi sóng. Lò vi sóng không làm nóng sữa đều, chỗ nóng chỗ lạnh khác nhau và có thể gây ra những chỗ cực nóng trong sữa, làm bỏng miệng bé.

Thay đổi công thức pha sữa

Trên vỏ lon sữa đã có ghi rõ ràng các bước chuẩn bị chuẩn xác để có bình sữa cho bé “tuti”, quy trình và cách thức của mỗi nhãn hiệu sữa có thể khác nhau. Mẹ cần phải làm đúng như những gì hướng dẫn đã chỉ để pha cho bé. Nếu cho quá nhiều nước, em bé có thể sẽ bị thiếu lượng dinh dưỡng cần thiết. Nếu cho quá ít nước, em bé lại có nguy cơ bị mất nước. Vì vậy, làm theo đúng những gì đã hướng dẫn ở trên vỏ hộp sữa là vô cùng cần thiết, trừ khi có chỉ định đặc biệt khác của bác sĩ.

Dùng nước khoáng để pha sữa công thức cho bé


Đôi khi, nhiều bậc cha mẹ dùng nước khoáng thay thế cho nước lọc đã đun sôi để để pha sữa cho em bé. Nước khoáng là loại nước bão hòa chứa hàm lượng khoáng chất cực kì cao có thể gây hại đến trẻ sơ sinh. Một số loại nước khoáng còn chứa nhiều muối và canxi, cao hơn lượng chất mà trẻ cần hấp thụ. Vì thế, dùng nước khoáng pha sữa cho con có thể khiến bé bị ngộ độc, hại thận, rất nguy hiểm.

Nước pha sữa không đủ nóng


Tổ chức Y tế thế giới WHO khuyến khích nước pha sữa cần phải nóng đến ít nhất là 70 độ C để thanh trùng, diệt vi khuẩn trong cả nước và cả sữa công thức. Nước để pha sữa còn phải là nước không để quá 30 phút sau khi đun sôi. Trước khi cho em bé uống, hãy làm mát một cách nhanh chóng bằng cách để bình sữa dưới vòi nước đang chảy, cho đến khi sữa hạ nhiệt độ đến mức vừa phải để bé uống được.

Cho bé bú quá lâu

Một chai sữa nóng luôn là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Kể cả vi khuẩn từ nước bọt của bé cũng có thể sinh sản ngay trong bình sữa khi bé ngậm quá lâu. Tổ chức WHO khuyến cáo, nếu sau 2 tiếng đồng hồ mà bé không chịu “ti” hết bình thì cần bỏ bình sữa đi. Nếu mẹ mang bình sữa đã pha sẵn đi theo trong khi đi xa, bình sữa cần phải được bỏ đi sau 24 giờ không sử dụng.

Cho bé bú quá nhiều
Chính bé yêu của bạn là người quyết định chính xác nhất bé cần ăn bao nhiêu là đủ. Mẹ đừng hi vọng một em bé sơ sinh luôn luôn bú hết sạch bình sữa trong mỗi lần ăn. Nếu thấy bé ngừng bú thì mẹ cũng không phải ép bé bú tiếp.

Để bé ngủ trong lúc đang bú sữa

Nguy cơ bé hóc, nghẹn, nôn trớ khi ngủ gật trong lúc bú sữa là rất cao. Ngoài ra thì răng của bé cũng dễ bị sâu nếu ngậm sữa trong một thời gian dài.

Để bé tự bú sữa một mình: Đừng bao giờ để bé tự cầm bình sữa và tu một mình, nguy cơ nôn trớ và nghẹt thở cũng rất cao.

Hâm nóng sữa hơn 10 phút:  Khi hâm nóng bình sữa, các mẹ phải chú ý lấy bình ra trong 10 phút. Để quá 10 phút có thể sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi nảy nở trong sữa. Điều này có thể khiến em bé bị tiêu chảy.
17
1. Chuông, đồng hồ báo thức

Hệ thống thính giác của trẻ chưa hoàn thiện, những âm thanh sắc nhọn như chuông, đồng hồ báo thức đột nhiên vang lên không những gây khó chịu cho trẻ mà về lâu dài, nó còn là nguyên nhân gây ra các cú sốc đột ngột lên màng nhĩ, khiến trẻ hay cáu gắt, quấy khóc.

2. Giường ngủ tiếp xúc với gương

Trong phòng của trẻ không nên đặt gương cạnh giường hay đối diện giường. Trẻ con tâm lý yếu, nếu tỉnh dậy trong một căn phòng tối, nhìn thấy hình ảnh phản chiếu thường sẽ sợ hãi, lâu dài gây khó ngủ, ảnh hưởng thể chất.

3. Thiết bị phát sóng wifi

Theo cảnh báo của tiến sĩ Devra Davis, một nhà nghiên cứu sức khỏe môi trường, người đứng đầu tổ chức US – based Environmental Health Trust đã có bằng chứng xác thực chứng minh bức xạ điện thoại di động làm thay đổi DNA và sự trao đổi chất ở não. Sóng wifi làm giảm khả năng học tập của trẻ.

Thực tế, điện thoại di động liên tục tìm kiếm các tín hiệu để gửi và nhận thông tin. Khi dùng thiết bị này, cơ thể hấp thụ khoảng một nửa bức xạ phát ra. Đối với trẻ em, lượng bức xạ hấp thu còn lớn hơn nhiều so với người trưởng thành bởi não bộ những đối tượng này đang trong quá trình hoàn thiện và chứa lượng chất lỏng nhiều hơn.

4. Dao

Dao, kiếm, kéo, kim tiêm…tất cả những đồ vật sắc nhọn đều không nên để trong phòng ngủ của trẻ. Phong thủy cho rằng, chúng là những vật đại kỵ để trong phòng ngủ do sát khí rất nặng, trẻ nhỏ cơ thể yếu, dễ cảm thấy bất an, đau đầu, khó ngủ. Ngoài ra, một giải thích khoa học hơn: nếu để những vật dụng này trong phòng ngủ, trẻ dễ lầm tưởng là đồ chơi, và có khả năng nghịch ngợm, gây thương tích cho bản thân.

5. Thú nhồi bông

Thú nhồi bông rất dễ thương nhưng cũng không nên đặt ở giường trẻ em vì tiềm ẩn bụi bẩn, vi khuẩn, formaldehyde… Bông sợi hóa học còn có chất độc hại gây chảy nước mắt, mẩn đỏ, nhiễm trùng da và các vấn đề về đường hô hấp.

6. Cây xanh

Cây xanh trong phòng có tác dụng hút khí CO2, nhả oxy, màu xanh tươi mát làm giảm căng thẳng. Nhưng ban đêm cây xanh lại hút khí oxy, thải ra khí CO2, khiến người ngủ trong đó sẽ thiếu ôxy, ngủ không sâu, khi dậy hay bị mệt mỏi dai dẳng. Chưa kể nấm mốc trong đất mà đặt cây xanh ở đầu giường sẽ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp cho trẻ như dị ứng hoặc hen suyễn.


17.Trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đúng cách để bé khỏe mạnh và phát triển bình thường như những đứa trẻ khác.


1. Trẻ sơ sinh cần được tắm mỗi ngày

Sự thật là các bé không “bốc mùi” từ mồ hôi như người lớn, vì thế các bé chỉ cần tắm cách 2 hay 3 ngày (tất nhiên trừ trường hợp dính “bom tã”). Tuy nhiên, nếu bạn có thói quen tắm cho bé hàng ngày cũng không sao, chỉ cần bạn nhớ dưỡng ẩm cho bé sau đó là được.

2. Để bé ngủ trong phòng yên tĩnh và tối là tốt nhất

Sự thật là chỉ một vài bé mới thật sự cần ngủ như vậy. Hầu hết các bé đều có thể ngủ được trong môi trường ồn ào và có chút ánh sáng. Hơn nữa, nếu bé đã quen với các hoạt động xung quanh khi đang ngủ thì bé sẽ vẫn “khò khò” như thường.

3. Thoa xát rượu khi bé bị sốt cao sẽ giúp hạ sốt cho bé.

Sự thật là xoa rượu sẽ chẳng giúp giảm sốt chút nào cho bé. Trái lại, điều này thực tế lại không an toàn vì rượu có thể thẩm thấu qua da của bé.

4. Để bé đứng hoặc nhún trên lòng bạn có thể khiến bé bị chân vòng kiềng

Sự thật là bé sẽ chẳng bị chân vòng kiềng như bạn lo ngại. Đây chỉ là câu chuyện truyền miệng vô căn cứ. Hơn nữa, trẻ nhỏ đang ở tuổi học cách chịu lực trên đôi chân và tìm tâm lực hấp dẫn, vì thế để bé đứng hoặc nhún như vậy không chỉ giúp bé vui mà còn kích thích phát triển cho bé.

5. Nghe nhạc cổ điển sẽ giúp bé tăng IQ.

Sự thật là âm nhạc có thể làm phong phú thêm cho cuộc sống của bé. Thế nhưng, không có nghiên cứu nào minh chứng việc cho bé nghe nhạc cổ điển đặc biệt nào đó có thể tăng khả năng trí tuệ cho não của bé cả.

6. Cứ mặc kệ khi bé khóc. Bạn sẽ làm hư bé nếu cứ chấp nhận “yêu sách” mà ẵm bé lên khi bé khóc.

Sự thật là trẻ dưới 4 tháng tuổi có một vài chiến thuật tự dỗ. Trẻ biết cách làm thế nào “để hư” nhằm mục đích được dỗ dành và thích được bao bọc, nhưng đó là về phía trẻ. Thực tế, việc ẵm bé lên khi bé khóc giúp bé học được rằng cha mẹ sẽ luôn có mặt để chăm sóc bé.

7. Trẻ có thể thức suốt đêm nếu không được thay tã ướt

Sự thật thì nước tiểu là nước vô trùng, và các loại tã ngày nay có khả năng thấm hút rất nhanh. Vì thế, bạn có để bé qua đêm với tã ướt cũng không có vấn đề gì. Tuy vậy, để bé trong tã đầy phân quá lâu có thể gây UTI (nhiễm trùng đường tiểu) hoặc nhiễm trùng bàng quang, đặc biệt là các bé gái. Vì thế nếu “nghe” tã bốc mùi, bạn hãy nhanh chóng thay tã mới cho bé ngay.

8. Tiêm ngừa khi bé bị cảm lạnh hay sốt nhẹ là rất nguy hiểm

Sự thật là các bệnh nhẹ không làm giảm khả năng đáp ứng hệ miễn dịch của bé hay tăng rủi ro các phản ứng khó chịu nào khi tiêm ngừa.

9. Không bao giờ được thoa kem chống nắng lên bé dưới 6 tháng tuổi

Sự thật là rủi ro bị ung thư da do phơi mình dưới ánh mặt trời cao hơn rủi ro bé bị phản ứng với kem chống nắng. Tốt nhất là bạn hãy giữ bé tránh xa khỏi các tia cực tím nguy hiểm càng nhiều càng tốt, từ khoảng thời gian 10g sáng đến 4g chiều. Nhưng nếu phải đưa bé ra đường nắng thì bạn cần thoa kem chống nắng ít nhất là 15 SPF cho bé. Theo hiệp hội thai kỳ Hoa Kỳ, chỉ thoa một lượng nhỏ kem chống nắng trên các khu vực nhỏ như mặt hay lưng bàn tay bé thì không sao cả.

10. Trong tháng tuổi đầu tiên, phải luôn khử trùng tất cả các bình sữa hoặc núm vú giả

Sự thật là bạn chỉ cần phải khử trùng bình sữa và núm vú giả khi vừa mua về sử dụng. Sau lần đầu đó, bạn có thể rửa bằng xà phòng và nước là đủ. Trên thực tế, bé tiếp xúc với nhiều vi khuẩn hơn số lượng vi khuẩn trong bình sữa hay núm vú giả được chùi rửa kỹ lưỡng này.

11. Cho bé ngủ bằng bụng là an toàn nhất

Sự thật thì tư thế ngủ an toàn nhất cho bé là nằm ngửa, tức là ngủ bằng lưng. Trước đây, các bác sĩ thường lo ngại trẻ có thể sặc nước dãi nếu không để bé nằm bằng bụng hay hông. Nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy tư thế ngủ này có liên quan đến SIDS (hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh) với tỷ lệ cao.

12. Cho thêm gạo ngũ cốc vào bình sữa của trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon

Sự thật là bạn cần hoãn cho bé ăn thức ăn đặc từ 4 đến 6 tháng tuổi. Nghiên cứu cho thấy các bé ăn thức ăn đặc trước 4 tháng tuổi khó ngủ hơn so với các bé được nuôi bằng sữa bột công thức. Nghiên cứu này cũng cho thấy có mối liên quan giữa việc được ăn thức ăn đặc sớm và bị béo phì sau này.

13. Cần cho bé bú nghiêm ngặt theo thời gian biểu

Sự thật là tốt hơn hết bạn nên cho bé bú theo nhu cầu, vì bản thân cơ thể bé sẽ báo cho bé biết khi nào đói và khi nào thì no. Việc đặt cục cưng của bạn vào một lịch bú quy củ sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến các thói quen ăn uống khỏe mạnh bẩm sinh của bé.

14. Trẻ sơ sinh cần đi giày đế cứng để bảo vệ các ngón chân mỏng manh và giữ chân thẳng.

Sự thật là trẻ sơ sinh sử dụng các ngón chân để bám vào các bề mặt mà trẻ bước tới, vì thế bạn nên cho trẻ đi chân không trong nhà. Để giữ đôi chân tí tẹo của bé được an toàn khi ra ngoài, bạn hãy cho bé mang giầy có đế bám tốt. Một đôi giày đế cứng rất dễ bị tuột khi bé di chuyển.



---- Sưu tầm ----
Powered by Blogger.

blog chia sẻ cách chăm sóc con cái, kinh nghiệm nuôi con, dạy con cách ăn cách nói, bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ

Contributors